Welcome to hoangtungthien.com!

Bạn có thể đánh giá thêm mức độ chính xác của các nhận định nói chung, và về cổ phiếu BĐS, FLC, L14, DIG, CEO nói riêng đầu năm 2022 được đăng trên diễn đàn F247.

nhận định

Chứng khoán đỏ lửa, người Mỹ trở về hiện thực

23 Th12, 2022 | Nhận định | 0 Lời bình

Chứng khoán Mỹ phiên đêm qua (theo giờ VN) đã giảm mạnh. Các chỉ số chính kết phiên lần lượt là Dow Jones giảm 1,05%; S&P 500 giảm 1,45%; và chỉ số Nasdaq giảm 2,18%. Ở những thời điểm tệ hại nhất trong phiên, chỉ số Nasdad mất tới 3,7%. Dường như người Mỹ đã trở về với hiện thực chưa mấy sáng sủa của nền kinh tế.

Nhìn lại những sai lầm

Chúng ta đã đề cập đến những sai lầm của nhà đầu tư Mỹ dẫn đến thị trường bùng nổ đêm hôm kia. Đó là sai lầm khi mà cả nhà đầu tư và giới phân tích Mỹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào Nike, FedEx và chỉ số niềm tin tiêu dùng. Điều này đã dẫn đến thị trường tăng giá mạnh vào phiên đêm hôm kia. Tuy nhiên, trong bài viết vừa nêu, bạn sẽ cùng điểm lại các sai lầm như dưới đây:

Thứ nhất, sự tăng trưởng mạnh doanh thu, lợi nhuận của Nike phần nhiều dường như theo mùa vụ. Nghĩa là có nguyên nhân từ giảm giá Black Friday và mùa World Cup của tháng 11 năm 2022. Đồng thời, FedEx có lợi nhuận vượt kỳ vọng là do giảm chi phí, chứ không liên quan đến doanh thu. Thực tế, doanh thu của FedEx bị giảm trong Quý II.

Thứ hai, không có mối tương quan chặt giữa tăng chỉ số niềm tin tiêu dùng và tăng trưởng dài hạn của thị trường chứng khoán. Chúng ta đã lấy ví dụ trong bài viết đó về chỉ số niềm tin của tháng 4  năm 2022 khá cao. Nhưng thị trường chứng khoán lại giảm điểm mạnh từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 năm 2022.

Thứ ba, Nike và FedEx là những tập đoàn khổng lồ. Nhưng chúng không thể đại diện cho nền kinh tế Mỹ. Thậm chí, chúng còn không thể đại diện cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế Mỹ nói riêng.

Từ những lập luận trên, trong bài viết đó, chúng ta đã chỉ ra nhà đầu tư và giới chuyên gia Mỹ có thể đã mắc sai lầm. Bởi vì trạng thái bao trùm và dài hạn hơn cả cần phải là nỗi lo lạm phát, lãi suất, và suy thoái kinh tế.

Điều gì khiến người Mỹ quay về hiện thực?

Trở lại thị trường chứng khoán Mỹ phiên đêm hôm qua. Cả giới chuyên gia và nhà đầu tư Mỹ dường như đã trở lại với hiện thực của nền kinh tế.

Đầu tiên, ngay trong phiên giao dịch, nhà quản lý quỹ David Tepper đã bày tỏ sự quan ngại. Đó là khi ông nhắc đến suy thoái kinh tế. Sự quan ngại này đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Và vì vậy, trong phiên, thị trường tiếp tục xu hướng giảm sâu hơn.

Bên cạnh đó, Micron Technology, hãng sản xuất chip lớn nhất của Mỹ, cũng thể hiện sự bi quan về thị trường bán dẫn. Đồng thời, công ty này đã đưa ra dự báo lỗ lớn hơn vào Quý II.

Không hề lạc quan hơn, hãng CarMax báo cáo lợi nhuận giảm tới 86% cho quý thứ ba liên tiếp. Đồng thời, tập đoàn này cũng bắt đầu buộc phải thực hiện lịch trình cắt giảm chi phí.

Điều tương tự đã diễn ra tại thị trường Châu Âu. Mặc dù ở thời điểm mở cửa, các chỉ số chính tăng khá tốt, đôi khi ở mức tăng trên dưới 1%. Tuy nhiên, những tín hiệu từ thị trường Mỹ ngay sau đó đã khiến Châu Âu điều chỉnh mạnh. Kết thúc phiên, hầu hết các chỉ số chính đều giảm trên dưới 1%. Hai chỉ số là FTSE 100 và Swiss Market Index có khá hơn một chút. Nhưng cũng lần lượt giảm 0,37% và 0,66%.

Tâm lý bi quan bao trùm

Gần như tất cả các phương tiên truyền thông của Mỹ đều thể hiện sự bi quan đối với nền kinh tế. Họ tập trung thu hút sự chú ý nhiều hơn về lạm phát, lãi suất, và nguy cơ suy thoái.

Dưới đây là trích dẫn từ trang Yahoo!Fiance:

Các nhà đầu tư đang chờ xem liệu có đợt tăng giá vào dịp Noel – một đợt tăng giá theo mùa trên thị trường chứng khoán, nó có xu hướng xảy ra vào khoảng cuối tháng 12. Tuy nhiên, một tháng ảm đạm cho đến nay với những lo lắng về lạm phát, lãi suất gia tăng và khả năng xảy ra suy thoái kinh tế đã cản trở hy vọng tăng trưởng vào cuối năm.

“Chúng tôi nghĩ rằng nền kinh tế và thị trường chỉ đơn thuần là điều chỉnh lại theo lãi suất cao hơn và tăng trưởng chậm hơn,” Giám đốc chiến lược đầu tư của BMO Wealth Management, Yung-Yu Ma cho biết trong một lưu ý. Ông đã chỉ ra kích thích mang tính kỷ lục và động lực kinh tế từ năm 2021 dẫn đến lạm phát cao hơn .

“Tất cả những điều đó làm đảo ngược trong năm 2022, nơi thực sự có một đợt thoái lui.” Ông tiếp tục đánh giá. “Do đó, chúng tôi tin rằng năm 2023 sẽ là năm hiệu chỉnh lại, như một giai đoạn bình thường.”

Tác giả, trực tiếp tư vấn: HOÀNG TÙNG THIỆN