Welcome to hoangtungthien.com!

Bạn có thể đánh giá thêm mức độ chính xác của các nhận định nói chung, và về cổ phiếu BĐS, FLC, L14, DIG, CEO nói riêng đầu năm 2022 được đăng trên diễn đàn F247.

nhận định

Hiện thực cổ phiếu L14: Biệt phủ chỉ còn “cái lò gạch”?

20 Th12, 2022 | Nhận định | 0 Lời bình

Tôi mượn một phần của “Cái lò gạch cũ”, đây từng là tiêu đề truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Trở lại chủ đề chính, bạn thường nghe Tuấn A7 và nhóm “hô” về biệt phủ khi nhắc đến cổ phiếu L14, CEO, và DIG. Dường như “lời kêu gọi” đó đã khiến không ít nhà đầu tư khốn đốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích về hiện thực của cổ phiếu L14. Từ đó, bạn sẽ trả lời cho câu hỏi: Biệt phủ giờ chỉ còn là “cái lò gạch”?

Từ “lời kêu gọi biệt phủ”

Siêu xe, biệt phủ thường là lời kêu gọi từ Tuấn A7 và nhóm đệ tử. Như bạn thấy trong hình chụp dưới đây:

hiện thực l14

Vi phạm pháp luật về công bố thông tin

Cụ thể là vi phạm quy định tại Thông tư số 96/2020 của Bộ tài chính. Đây là điểm nghiêm trọng đầu tiên về hiện thực của cổ phiếu L14.

Quy định với công ty đại chúng quy mô lớn

Trước tiên, theo Khoản 1, Điều 3, Công ty L14 thoả mãn là công ty đại chúng quy mô lớn. Bởi vì khoản này quy định:

“Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty đại chúng có vốn góp của chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán”.

Bạn thấy tại báo cáo tài chính riêng được kiểm toán năm 2021. Trong đó, vốn góp của chủ sở hữu Công ty L14 là trên 268 tỷ đồng.

Vì vậy, việc công bố thông tin còn phải theo quy định tại Chương III về công ty đại chúng quy mô lớn, Thông tư nói trên.

Quy định tại Khoản 2, Điều 14

“2. Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

a) Báo cáo tài chính bán niên phải là báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ theo Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”, trình bày số liệu tài chính trong 06 tháng đầu năm tài chính của công ty, được lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này;

b) Báo cáo tài chính bán niên phải được soát xét theo Chuẩn mực về công tác soát xét báo cáo tài chính. Toàn văn báo cáo tài chính bán niên phải được công bố đầy đủ, kèm theo kết luận soát xét và văn bản giải trình của công ty trong trường hợp kết luận soát xét không phải là kết luận chấp nhận toàn phần;

c) Thời hạn công bố báo cáo tài chính bán niên

Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính.

Trường hợp tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính”.

Quy định tại Khoản 3, Điều 14

“3. Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có).

a) Báo cáo tài chính quý phải là báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ theo Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”, được lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này;

b) Toàn văn báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có) phải được công bố đầy đủ, kèm theo kết luận soát xét và văn bản giải trình của công ty trong trường hợp báo cáo tài chính quý được soát xét có kết luận soát xét không phải là kết luận chấp nhận toàn phần;

c) Thời hạn công bố báo cáo tài chính quý

Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn công bố báo cáo tài chính quý được soát xét (nếu có) trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc quý.

Trường hợp tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng thì phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý.

Trường hợp tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn đã thực hiện công bố Báo cáo tài chính quý đã được soát xét trong thời hạn quy định của Báo cáo tài chính quý thì không phải thực hiện công bố Báo cáo tài chính quý”.

Công ty L14 vi phạm gì?

Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 96 nêu trên, Công ty L14 đã không công bố thông tin trên trang web. Ngoài ra, bạn tham khảo thêm Chuẩn mực kế toán số 27 và số 21. Nghĩa là công ty này đã không công bố báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất dạng đầy đủ. Chúng ta quan sát thấy vi phạm này ít nhất là Quý I, Quý II, và Quý III năm 2022. Ngoài ra, công ty cũng không công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã soát xét.

Nói tóm lại, Công ty L14 và nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với hiện thực của cổ phiếu L14 về tình trạng vi phạm pháp luật.

Công ty L14 đang dấu diếm điều gì?

Rõ ràng, những vi phạm nêu trên khiến các thông tin tài chính của Công ty L14 trở nên thiếu minh bạch. Vì lẽ đó người ta có quyền đặt câu hỏi: Lãnh đạo Công ty L14 đang dấu diếm điều gì?

Thảm hoạ đến từ CEO và DIG?

Bạn có thể tính được một cách chính xác lượng cổ phiếu CEO và DIG nắm giữ bởi Công ty L14. Nghĩa là bạn dựa vào hai phương trình tính dự phòng với biến là số lượng hai cổ phiếu này. Tuy nhiên, việc đó có vẻ không thực sự cần thiết.

Đã trích lập dự phòng giảm giá

Hôm nay đã là ngày 20, nghĩa là chỉ còn chưa đầy 2 tuần sẽ kết thúc năm 2022. Chúng ta thấy khoản trích lập dự phòng trên Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (chưa soát xét). Khoản trích lập này là 379 tỷ đồng tại ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Tiếp tục trích lập dự phòng giảm giá khổng lồ?

Tại thời điểm trên, CEO và DIG có giá lần lượt là 26.300 đồng/cổ phiếu và 29.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng giá vẫn tiếp tục thấp hơn nhiều ở thời điểm hiện tại, ngày 20 tháng 12 năm 2022. Tương ứng, CEO có giá 21.000 đồng/cổ phiếu, DIG có giá 17.150 đồng/cổ phiếu.

Điều kiện thị trường như hiện nay không mấy sáng sủa. Nói cách khác, tình trạng hai cổ phiếu này dường như không có gì “khá khẩm” ở thời điểm 31 tháng 12 năm 2022.

Giả định giá CEO và DIG vẫn giữ nguyên như hiện tại. Điều đó có nghĩa so với 30 tháng 6, ngày 31 tháng 12, CEO phải trích lập dự phòng thêm 5.300 đồng/cổ phiếu. Tương tự, DIG phải trích lập dự phòng thêm là 11.850 đồng/cổ phiếu.

Nó cách khác, khi được tính vào chi phí, Công ty L14 sẽ gánh thêm một con số lỗ khổng lồ?

Nhiều vấn đề khác có thể phân tích sâu hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ cần hai vấn đề cơ bản nêu trên. Đó là tình trạng vi phạm quy định pháp luật và khoản lỗ khổng lồ theo các giả định vừa nêu. Điều này cũng đủ để đi đến giả thuyết rằng: Hiện thực của cổ phiếu L14, từ biệt phủ giờ chỉ còn là “cái lò gạch”?

Chưa dừng ở đó, chúng ta sẽ chờ điều gì sẽ xảy ra khi nhóm A7 đang chịu áp lực nặng?

Tác giả, trực tiếp tư vấn: HOÀNG TÙNG THIỆN